Recent Posts

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

Kỹ năng giải quyết xung đột

Kỹ năng giải quyết xung đột

1. Tìm ra nguồn gốc của sự xung đột

Để tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp phù hợp, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định rõ nguyên nhân. Bởi vì, bạn chỉ có thể giải quyết tốt vấn đề khi hiểu rõ bản chất. Điều này rất cần thiết, ngược lại, bạn sẽ không biết giải quyết từ đâu và như thế nào.

Nguyên nhân có thể là sự bất đồng ý kiến trong các cuộc họp hoặc quyền lợi giữa các bên chưa được xác định rõ. Sau khi biết mấu chốt của mâu thuẫn nằm ở đâu, bạn cần tìm người đã gây ra những xung đột này.

2. Biết lắng nghe

Nếu bạn là một nhà quản trị, hãy cố gắng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người trong cuộc để tối ưu giải quyết các vấn đề theo hướng nhân văn và hợp lý.

Trong trường hợp bạn đã tìm được nguyên nhân hay người gây ra cuộc cãi vã trong tập thể thì cũng không nên vội vàng đưa ra kết luận mà hãy lắng nghe ý kiến từ họ. Có thể đằng sau hành động của họ là những lý do bất khả kháng. Bạn chỉ nên bắt đầu tìm cách giải quyết xung đột sau khi đã hiểu mong muốn giữa các bên, từ đó giải tỏa sự hiểu lầm để các thành viên xích lại gần nhau hơn.

Bạn nên nhớ phải duy trì trạng thái trung lập và khách quan nhất để đảm bảo sự công bằng khi giải quyết xung đột. Các bên đều nghĩ mình đúng và mong muốn được người khác ủng hộ. Sự thiên vị sẽ làm bên còn lại nghĩ bạn là người không công bằng và mâu thuẫn vẫn cứ tiếp diễn.

3. Đưa ra nhiều lựa chọn

Sự xung đột xảy ra khi các bên không đồng nhất quan điểm với nhau. Để giải quyết vấn đề, bạn cần suy nghĩ cẩn thận và đưa ra nhiều lựa chọn. Không nên chỉ đề xuất một giải pháp và buộc các bên làm theo. Thay vào đó, bạn hãy để cho mọi người cùng thảo luận để đưa ra các phương án lựa chọn khác nhau, từ đó, thống nhất cái cuối cùng và có thể mang lại hiệu quả nhất. Việc này giúp bạn không đưa các bên vào thế bị ép buộc, tránh làm cho tình trạng xung đột lên cao.

4. Gác cái tôi cá nhân sang một bên

Cái tôi cá nhân của những người trong cuộc xung đột là rất lớn và không ai muốn nhường nhịn nhau. Hãy suy nghĩ theo hướng mình vì mọi người để mọi việc có thể kết thúc trong hòa bình.

Kể cả bạn đang phải giải quyết mâu thuẫn của cá nhân với những người khác hay đóng vai trò người phán xử cho một nhóm thì bạn cũng hãy ghi nhớ quy tắc này. Có đôi khi, việc phân định xem ai đúng ai sai không quan trọng bằng giữ hòa khí chung.

5. Động viên, gắn kết tập thể

Bạn không thể trông chờ vào việc một tập thể lúc nào cũng có sự gắn kết, đồng lòng với nhau. Những bất đồng là điều không tránh khỏi trong công việc và cuộc sống. Điều quan trọng là sau những xung đột này, bạn cần biết cách vực dậy tinh thần và gắn kết mọi người với nhau. Đừng nên nhắc lại những tranh cãi mà đối phương là người chưa đúng một cách không tinh tế vì như vậy khiến họ cảm thấy có khoảng cách với bạn.

Hãy làm cho mọi người hiểu mặt tốt của xung đột là giúp xây dựng tinh thần tập thể, chỉ ra những điểm còn hạn chế cần khắc phục và thử thách sự thấu hiểu của các cá nhân. Có như vậy thì mọi việc mới được tháo gỡ nhanh chóng.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét