Khái niệm: Mỗi người chúng ta đều có những cách phản ứng khác nhau đối với căng thẳng, vì vậy thực tế không có giải pháp cụ thể nào để kiểm soát căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bạn không thể kiểm soát được căng thẳng, bạn cần phải làm một điều gì đó. Kĩ năng kiểm soát căng thẳng sẽ dạy cho bạn những phương thức lành mạnh để đối phó với căng thẳng, giúp bạn giảm những tác hại của chúng, và phòng tránh những mối căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai.

Nguyên nhân gây ra sự căng thẳng là gì?
Rất dễ dàng để tìm ra nguyên nhân khiến bạn trở nên căng thẳng thông qua các sự kiện quan trọng trong cuộc đời bạn, ví dụ như nhảy việc, chuyển nhà, hoặc chia tay người yêu. Nhưng chỉ ra nguyên nhân của sự căng thẳng xảy ra hàng ngày lại phức tạp hơn nhiều.
Để xác định nguyên nhân thực sự của căng thẳng, hãy xem xét kĩ thói quen và thái độ thường ngày của bạn:

  • Bạn có coi căng thằng chỉ là tạm thời vì có quá nhiều việc cần làm không, cho dù bạn không thể nhớ nổi lần cuối cùng bạn được thư giãn?
  •  Bạn có coi căng thẳng như một phần thiết yếu trong công việc hay cuộc sống thường ngày của ạn không, hoặc như một phần trong con người bạn, ví dụ như bạn luôn cảm thấy lo lắng?
  • Bạn có đổ lỗi cho người khác hoặc những sự việc khác khi cảm thấy căng thẳng không? Hay bạn coi nó hoàn toàn là bình thường và không có gì đặc biệt?

Phương pháp xử lý căng thẳng
Khi đối mặt với căng thẳng, nhiều người thường áp dụng các phương pháp như: ngủ, xem ti vi, chơi điện tử quá nhiều, hút thuốc, uống rượu bia, cách li khỏi bạn bè, người thân, từ chối tham gia các hoạt động, v.v… Tuy nhiên, những việc làm này chỉ có thể giúp bạn tạm thời giảm căng thẳng, nhưng lại gây ra nhiều hậu quả xấu trong thời gian dài. Dưới đây là một số phương pháp tích cực giúp bạn đối phó với căng thẳng:
a) Vận động
Hoạt động thể chất đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu và ngăn chặn các hậu quả của căng thẳng, tuy nhiên thì bạn cũng không cần phải dành hàng giờ ở phòng tập. Bất kì hình thức vận động nào cũng có thể giúp giảm căng thằng và xóa tan cơn giận giữ, căng thằng và khó chịu. Bước đầu tiên là hãy đứng dậy và cử động cơ thể. Dưới đây là một số cách đơn giản nhất:

  • Bật nhạc lên và nhảy theo điệu nhạc, bạn có thể rủ bạn bè mình cùng nhảy để tăng sự hứng thú
  • Đưa chó đi dạo
  • Đi bộ hoặc đạp xe
  • Sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy
  • Rủ bạn bè cùng đến phòng tập và tham gia vào các lớp thể thao
  • Chơi thể thao, ví dụ như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, bơi lội, v.v…

b) Giao tiếp cùng người khác
Đây là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để giảm căng thẳng và tránh phản ứng quá khích đối với các sự việc mà bạn cảm thấy gây bất lợi đối với mình. Cách tốt nhất để kiềm chế bản thân là giao tiếp với những người khác – những người khiến bạn cảm thấy an tâm và được thấu hiểu.
Hãy thể hiện tình cảm đối với gia đình và bạn bè và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với họ. Những bạn mà bạn nói chuyện cùng không nhất thiết phải có khả năng xóa tan sự căng thẳng của bạn, họ chỉ cần trở thành những người lắng nghe tốt. Cởi mở và chia sẻ với mọi người không phải là biểu hiện của sự yếu đưới và nó cũng không khiến bạn trở thành gánh nặng của người khác. Thực tế, hầu hết bạn bè của bạn sẽ cảm thấy bạn đủ tin tưởng để chia sẻ bí mật với họ, và điều đó sẽ làm mối quan hệ của bạn trở nên gắn kết hơn. Hãy ghi nhớ rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu xây dựng một mối quan hệ mới và củng cố mạng lưới quan hệ của bạn.
c) Tránh căng thẳng không cần thiết
Trong khi căng thẳng là một phản ứng tự động từ hệ thống thần kinh của bạn, một số tình huống gây căng thẳng xảy ra tại những thời điểm có thể đoán trước — ví dụ, con đường đi làm luôn tắc nghẽn, cuộc hẹn với sếp, hay buổi tụ họp gia đình. Khi xử lý những tình huống như vậy, bạn có thể thay đổi tình huống hoặc thay đổi phản ứng của mình. Khi đưa ra quyết định lựa chọn trong bất kì tình huống nào, bạn nên nghĩ đến 4 A: tránh (avoid), thay đổi (alter), thích nghi (adapt) và chấp nhận (accept).
d) Thay đổi tình huống
Nếu bạn không thể tránh một tình huống gây căng thẳng, hãy cố gắng thay đổi nó. Thông thường, nó là thay đổi cách bạn giao tiếp và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

  • Thể hiện cảm xúc của bản thân thay vì che giấu chúng. Nếu ai đó hoặc thứ gì đó khiến bạn phiền lòng, hãy mạnh dạn nói ra và bày tỏ vấn đề của mình một cách cởi mở và tôn trọng.
  • Sẵn sàng thỏa hiệp. Khi bạn yêu cầu một người khác thay đổi hành vi của họ, hãy sẵn sàng để làm như vậy.
  • Quản lý thời gian thật tốt, lên kế hoạch trước và đảm bảo rằng bạn không làm quá sức.

e) Chấp nhận những thứ bạn không thể thay đổi
Có rất nhiều tình huống gây căng thẳng mà bạn không thể trốn tránh hay thay đổi nó, ví dụ như cái chết của một người mà bạn yêu quí, một căn bệnh nặng hay khủng hoảng quốc gia. Trong những tình huống như vậy, cách tốt nhất để đối mặt với sự căng thẳng là chấp nhận chúng. Việc này có thể là khó khăn, nhưng về mặt lâu dài, nó sẽ khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn so với việc cố gắng đối đầu với một tình huống mà bạn không thể thay đổi.

  • Đừng cố gắng kiểm soát những thứ không thể kiểm soát. Rất nhiều thứ trong cuộc sống chúng ta không thể kiểm soát được, cụ thể là hành vi của những người khác. So với việc cảm thấy căng thẳng vì chúng, bạn hãy tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát như cách bạn lựa chọn để phản ứng lại với một vấn đề.
  • Hướng về mặt tích cực. Khi đối mặt với thử thách, hãy cố gắng nhìn nhận chúng như là cơ hội để bản thân phát triển. Nếu sai lầm mà bạn mắc phải khiến bạn cảm thấy căng thẳng, hãy suy ngẫm lại về việc đó và học từ sai lầm của mình.
  • Học cách tha thứ. Hãy chấp nhận sự thật rằng chúng ta đang sống trong một thế giới không hoàn hảo và mọi người đều có thể mắc sai lầm.

f) Dành thời gian thư giãn và giải trí
Bên cạnh những phương pháp trên, bạn cũng có thể giải tỏa căng thằng trong cuộc sống bằng cách tự chăm sóc bản thân. Đừng cố gắng theo đuổi nhịp sống vội vã đến nỗi quên đi những nhu cầu của chính bản thân bạn. Nếu bạn thường xuyên dành thời gian để thư giãn và giải trí, bạn sẽ có thể đối mặt với căng thẳng tốt hơn.

  • Dành thêm thời gian để thư giãn trong lịch trình hàng ngày của bạn, đừng để bị quá mức ràng buộc bởi các loại trách nhiệm. Đây là thời gian mà bạn thoát khỏi trách nhiệm của mình và nạp lại năng lượng cho công việc sắp tới.
  • Làm những việc yêu thích mỗi ngày. Dành thời gian cho sở thích, hoạt động giải trí mà đem lại niềm vui cho bạn.
  • Luôn giữ khiếu hài hước, khiến bản thân luôn giữ nụ cười. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn chống lại sự căng thẳng theo nhiều cách khác nhau.