Recent Posts

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

kỹ năng nhận biết nguy hiểm

kỹ năng nhận biết nguy hiểm

1. Tạo ra tình huống giả định

Một trong những cách thực sự hiệu quả để dạy trẻ nhận biết những mối nguy hiểm từ người lạ là tạo ra những tình huống giả định. Bạn hãy đóng vai người lạ và hỏi liệu trẻ có muốn rời khỏi nhà đi chơi hoặc một người nào đó nói những điều khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Đó là cách giúp trẻ nhận biết những tình huống nguy hiểm và báo lại cho bạn ngay lập tức.

2. Chỉ ra những nơi an toàn và những người đáng tin cậy

Một điều rất quan trọng là giúp trẻ biết được nơi nào chúng có thể tới và người nào chúng có thể nói chuyện, trong tình huống trẻ cảm thấy bất an khi bố mẹ không có mặt. Bạn hãy chỉ cho con đâu là đồn cảnh sát, trung tâm mua sắm đông đúc, cảnh sát, giáo viên… Bạn cũng cần giải thích rằng trẻ có thể tìm đến những người này để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.

Dạy trẻ kỹ năng nhận biết nguy hiểm từ người lạ - ảnh 1

3. Lặp lại những lời nhắc nhở

Trẻ thường dễ quên, vì vậy, lặp lại những lời nhắc nhở với trẻ là điều rất quan trọng. Bạn hãy nhắc trẻ lặp lại đến khi nhớ số điện thoại của bạn, số điện thoại khi khẩn cấp. Lặp lại những tình huống giả định bằng cách đóng kịch với trẻ hay đâu là nơi an toàn và người đáng tin cậy. Điều này sẽ giúp trẻ luôn nhớ những điều quan trọng và biết phải làm gì trong trường hợp nguy hiểm.

kỹ năng lãnh đạo

kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Là người lãnh đạo giỏi bạn cũng cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh và chính xác. Người lãnh đạo không thể làm ngơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác khi có những vấn đề hóc búa hoặc những vấn đề phát sinh trong tập thể của mình. Để làm được này, người lãnh đạo cần phải là người thật sự công bằng và nhanh nhạy nắm bắt thời cơ thuận lợi để vấn đề được giải quyết tốt nhất. Không chậm chạp nhưng cũng đừng quá vội vàng, nếu không chính bạn sẽ đẩy sự việc thêm phức tập và có thể khiến nhân viên hiểu nhầm bạn là người thiếu năng lực, không xứng đáng với vị trí lãnh đạo mà mọi người tin tưởng giao cho.

Có tư duy chiến lược

Tư duy chiến lược là điều vô cùng quan trọng đối với người lãnh đạo, nó thể hiện được tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo và của cả công ty. Tư duy chiến lược chính là nghệ thuật vượt qua đối thủ, đề ra được những chiến lược cụ thể để cạnh tranh. Nếu chiến lược đúng đắn sẽ giúp cho công ty có những bước phát triển tốt, ngược lại bạn sẽ đẩy công ty rơi vào khó khăn.

Tự tin và quyết đoán

Tự tin và quyết đoán là hai điều mà kỹ năng lãnh đạo cần trau dồi thường xuyên. Khi đứng trước khó khăn, thử thách của công ty người lãnh đạo chính là thuyền trưởng chèo lái con thuyền, con thuyền có cập bến an toàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người thuyền trưởng đó. Do vậy, nếu không tự tin và quyết đoán trước những cơ hội có thể con thuyền sẽ bị nhấn chìm hay đúng hơn là công ty sẽ  bị đẩy xuống vực thẳm.

Thấu hiệu chính mình và thấu hiểu đối tác

Thấu hiểu chính mình sẽ giúp cho người lãnh đạo làm chủ được bản thân, biết được mục tiêu của mình từ đó sẽ có kế hoạch, chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu được bản thân mà không hiểu được đối tác thì người lãnh đạo sẽ không thể làm được những điều mình muốn. Vì vậy việc thấu hiểu đối tác cũng là nghệ thuật của những nhà lãnh đạo giỏi. Một nhà lãnh đạo hiểu được mình, hiểu được người thì làm việc gì cũng dễ dàng và thành công.

Kỹ năng giao việc

Người lãnh đạo nghĩa là bạn phải có kỹ năng quản lý và giao việc cho nhân viên. Nếu bạn để mặc cấp dưới muốn làm gì thì làm hay ngồi chơi cho hết giờ nghĩa là bạn không có năng lực của một nhà lãnh đạo. Nhưng làm thế nào để giao đúng người, đúng việc không phải dễ, điều đó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng, đó là kỹ năng giao việc.

Để làm được điều này bạn phải thật sự là một lãnh đạo luôn sâu sát với nhân viên của mình, biết được năng lực, sở trường của họ. Khi đó bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không lo sợ họ không làm được hoặc quá sức của họ.

Kỹ năng tạo động lực

Không ai có thể tránh được tình trạng chán nản, uể oải với công việc, nhất là khi kế hoạch thất bại, kết quả công việc không như ý muốn, không được tăng lương hay cất nhắc thăng chức… Những lúc thế này bạn phải biết cách tạo động lực cho họ, có khen thưởng rõ ràng. Tuy nhiên, là một người lãnh đạo bạn không nên trách mắng nhân viên của mình trước người khác, hãy gặp riêng và nhắc nhở họ, bên cạnh đó hãy có những lời động viên để họ thoát khỏi tình trạng không tốt lúc đó. Có như vậy bạn mới thật sự là lãnh đạo tốt và hiểu tâm lý nhân viên.

Kỹ năng lãnh đạo không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn. Đừng nghĩ những người làm lãnh đạo là những người đã có tố chất sẵn và họ may mắn, tất cả đều nhờ vào sự cố gắng. Nếu bạn thật sự muốn trở thành lãnh đạo, nhất là khắc ghi được dấu ấn trong lòng nhân viên hay khách hàng, hãy luyện cho mình những kỹ năng trên nhé, thành công sớm sẽ mỉm cười với bạn.

kỹ năng giải quyết vấn đề

kỹ năng giải quyết vấn đề

1. Nhận ra vấn đề

Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?; hoặc: giả sử như việc này không thực hiện được thì…? Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng. Để nhận ra vấn đề, bạn phải có một bản kế hoạch và luôn bám sát theo nó. Hãy nhờ một người bạn tin tưởng làm cố vấn giúp bạn nhận ra vấn đề. Bởi không phải lúc nào bạn cũng nhìn thấy từ góc nhìn của mình.

2. Xác định chủ sở hữu của vấn đề

Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là chuyển vấn đề đó sang cho người nào có thể giải quyết.

Có một câu nói nửa đùa nửa thật nhưng cũng đáng để bạn lưu ý: “Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết đôi khi thành phá hoại”.

3. Nhìn nhận và phân tích để hiểu vấn đề

Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất, tật mang”. Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết.

Ở đây ta cần xác định được những thông tin của công việc bằng cách đặt ra những câu hỏi.

- Tính chất của công việc (khẩn cấp, quan trọng)?
- Yêu cầu chỉ thị của cấp trên là gì?
- Nguồn lực để thực hiện công việc?
- Công việc này có thuộc quyền giải quyết của mình hay không?
- Bản chất của công việc là gì?
- Những đòi hỏi của công việc?
- Mức độ khó – dễ của công việc?

4. Đề ra mục tiêu

Đặt ra mục tiêu sẽ giúp ta đi đúng hướng trong việc giải quyết vấn đề. Câu hỏi ở đây sẽ là: “Tôi đang cố gắng đạt được điều gì?”.

5. Đánh giá giải pháp

Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, bạn sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Câu hỏi ở đây sẽ là:

- Trên cơ sở những thông tin có được và mục tiêu cần đạt được, các giải pháp mà tôi có thể chọn lựa là gì?

6. Chọn lựa và xác định giải pháp

Yếu tố sáng tạo sẽ giúp bạn tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.

Ở giai đoạn này, bạn cần thử nghiệm tính khả thi của từng giải pháp nhưng chỉ là thử trong đầu. Các câu hỏi ở đây như sau:

- Các giải pháp sẽ được thực hiện như thế nào?
- Chúng sẽ thỏa mãn các mục tiêu của tôi đến mức độ nào?
- Phí tổn (về tài chính, thời gian, công sức…) cho việc áp dụng mỗi giải pháp là bao nhiêu?
- Giải pháp nào tốt hơn, giải pháp nào tốt nhất?

7. Thực hiện

Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động.

8. Đánh giá kết quả

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà nếu làm theo các bước trên. Vạn sự khởi đầu nan. Lần đầu tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện, thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.

Các bước trên đây được xây dựng trên một nguyên tắc mà người ta tạm gọi là KOALA.

K: Sự hiểu biết – Kiến thức (Knowledge)

O: Mục tiêu (Objectives)

A: Phương án (Alternatives)

L: Đánh giá và lựa chọn (Look ahead)

A: Hành động (Action).

Dưới đây là một số cách thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề

- Hãy nghĩ ra càng nhiều giải pháp càng tốt cho mọi vấn đề bạn đang gặp phải. Nhận phản hồi từ những người xung quanh có những quan điểm, suy nghĩ khác để có tầm nhìn rộng hơn và từ đó, chọn ra một giải pháp.

- Luyện tập, hình dung trước và giải quyết vấn đề trước khi chúng phát sinh. Ví như, trên đường đi làm, bỗng nhiên xe của bạn bị hỏng thì bạn sẽ làm gì. Bạn có thể nghĩ ra bao nhiêu giải pháp. Đâu là giải pháp tối ưu? Đâu là giải pháp mà có khả năng bạn lựa chọn. Khi làm xong bài tập này, bây giờ bạn có thể làm gì để có sự chuẩn bị tốt hơn trong trường hợp điều đó xảy ra.

- Mỗi ngày hãy nghĩ ra một số giải pháp cho một vấn đề tưởng tượng. Ví như, con bạn đột nhiên không thích đi học, con đường đi làm hôm nay bị cấm… Bạn sẽ giải quyết như thế nào.

- Luôn luôn nghĩ rằng, các vấn đề thường có hơn một giải pháp. Chúng ta càng có sẵn nhiều công cụ thì chúng ta sẽ ngày càng trở thành người giải quyết vấn đề giỏi hơn. Nghĩ ra những phương án giải quyết tốt hơn, thay vì xem chúng đúng hay sai.

- Tự thưởng cho mình khi bạn tìm ra được một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề nào đó. Điều đó giúp bạn có thêm động lực để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề tiếp theo.


Kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận

kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận

1. Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Khi gặp rắc rối, bạn thường tìm cách quy trách nhiệm cho người khác, từ ngữ đầu tiên trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường là: “Tại anh/chị…”. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ tới: Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.

2. Tránh suy nghĩ tiêu cực

Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nõi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc 

Cách kiềm chế cảm xúc bản thân trước cơn tức giận

3. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắngnhững lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

4. Không giữ thù hận hay ác cảm

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

5. Không gửi email trong cơn giận dữ

Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn. Vì vậy tốt hơn hết là nên để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết công việc tiếp.

Kiềm chế cảm xúc như thế nào? 

Làm sao để kiềm chế cảm xúc bản thân?

6. Viết ra giấy những gì tốt đẹp

Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.

7. Học cách đối mặt với khó khăn                                                   

Nếu bạn biết trước bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian sắp tới, thay vì trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng

Và hãy tập tranh luận để khi vào tình huống thực sự, bạn có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.

8. Bình tĩnh trong mọi tình huống

Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác… Vì vậy khi gặp những thử thách, khó khăn, bạn hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó khăn đó.

Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình. 

Bình tĩnh trong mọi tình huống 

Luôn kiềm chế sự tức giận của mình để tâm trạng được thoải mái hơn

9. Học cách nhìn nhận lại

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, bạn hãy nhìn lại xem lý do khiến bạn tức giận. hãy thử nghĩ xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay.

10. Học cách giải tỏa cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn. Vậy nên bạn hãy tìm cách kiềm chế cảm xúc cho bản thân nhé!

  • Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ…
  • Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.
  • Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúccủa mình tốt hơn.
  • Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.
  • Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc... và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.

Học cách giải tỏa cảm xúc

Trong xã hội đầy phức tạp và cạnh tranh này nếu bạn biết kiềm chế cảm xúc và kiểm soát chế ngự để làm chủ bản thân mình là bạn đã đạt đến 50% của sự thành công trong tương lai. Tục ngữ Việt Nam có câu: “cả giận sẽ mất khôn”. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng đều nhận thức được hậu quả của việc không giữ được bình tĩnhvà mất lý trí do nông nổi nhất thời. Cách chúng ta có thể vượt qua được chính là hiểu rõ và kiểm chế cảm xúc của mình.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm có thể hiểu 1 cách đơn giản là nhiều người cùng nhau kết hợp các ưu điểm của mình để thực tốt một nhiệm vụ hướng tới một mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình. Để công việc của nhóm đạt kết quả cao nhất, các thành viên phải có kỹ năng làm việc nhóm thuần thục.

Ngoài ra, làm việc nhóm (sức mạnh của teamwork) giúp cho mỗi cá nhân đề cao tinh thần tập thể, nâng cao hiệu quả công việc và sự gắn bó.

Phương pháp làm việc nhóm hiệu quả

Để đạt được hiệu quả trong việc làm việc nhóm, hãy áp dụng những phương pháp sau:

1/ Lắng nghe người khác

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để làm việc nhóm hiệu quả.

Khi đã là một đội bạn biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo cả. Những ý kiến có hay tới đâu cũng sẽ có những thiếu sót, chúng ta là những người lắng nghe phải phát hiện ra thiếu sót đó để góp ý giúp cho ý tưởng được hoàn thiện hơn.

Lắng nghe còn giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được điểm yếu của nhau để cùng góp ý sửa chữa. Do vậy, khi tham gia làm việc nhóm bạn hãy luyện cho mình kỹ năng lắng nghe nhé.

2/ Kỹ năng tổ chức – phân công công việc

Kỹ năng tổ chức công việc là kỹ năng đòi hỏi người làm việc nhóm phải biết làm. Kỹ năng này là nhiệm vụ của trưởng nhóm, người trưởng nhóm phải có khả năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm, đảm bảo sự đồng đều giữa các thành viên với nhau để tránh sự phân biệt trong công việc  và không bị giám đoạn vì bất kỳ lý do gì. Đây cũng là nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm, khi được giao việc các thành viên phải biết cách tiến hành công việc thế nào cho khoa học, không để tiến trình công việc quá chậm so với những thành viên khác, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian.

3/ Kỹ năng thuyết phục

Kỹ năng thuyết phục ở đây là hãy cho các thành viên thấy rằng tại sao họ nên lắng nghe bạn. Bạn phải biết rằng bạn đang nói cái gì và chứng mình rằng những điều bạn nghĩ là đúng. Đồng thời bạn cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình

4/ Tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau

Làm việc nhóm thì tất cả các thành viên đều phải biết trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau trong công việc, nếu đồng đội của mình  gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau.

Khi làm việc nhóm mỗi người nên hạ bớt cái tôi cá nhân để lắng nghe những ý kiến của người khác. Việc giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm chính là động lực lớn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng.

5/ Có trách nhiệm với công việc của mình

Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần luyện cho mình kỹ năng có trách nhiệm với công việc. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả công việc chứ không phải chỉ một phần công việc được hoàn thành.

6/ Đừng tiết kiệm những lời khen với cố gắng và nỗ lực của các thành viên trong nhóm.

Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào cũng đều khiến cho các thành viên cảm thấy công sức của mình được trân trọng, từ đó sẽ thúc đẩy sự đóng góp của bản thân. Vì vậy nếu thấy được sự cố gắng của các thành viên trong nhóm thì bạn đừng ngừng ngại dành những lời khen cho họ.

7/ Hãy luôn đúng giờ

Hãy luôn đúng giờ, điều đó sẽ giúp cho các thành viên khác trong nhóm không phải chờ đợi bạn, hay phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận trước đó. Điều đó cũng thể hiện mình tôn trọng nhóm.

Nếu nắm bắt được 7 phương pháp làm việc nhóm trên và áp dụng phù hợp, vấn đề làm việc nhóm sẽ trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.

Kỹ năng ăn uống lịch sự

Kỹ năng ăn uống lịch sự

1. Cẩn thận khi dùng đũa

cách ăn uống lịch sự

Trong bữa ăn, bạn cần lưu ý đến một hành động tuy nhỏ nhưng thường bị nhiều người rất kiêng kỵ là cắm thẳng đũa vào bát cơm. Nguyên nhân là vì hành động này làm liên tưởng đến việc cúng cơm cho người đã khuất. Ngoài ra, bạn cần phải trở đũa trước khi định gắp thức ăn cho người khác cũng như tránh để đũa chấm trực tiếp vào bát nước chấm hay tô canh dùng chung.

Một số hành vi kém tế nhị khác mà bạn cần tránh có thể kể đến như là ngậm đũa, liếm đầu đũa… Nếu bạn phân vân rằng hành vi nào đó dường như là không được đẹp mắt và kém tinh tế thì tốt nhất là đừng làm nhé.

Để yên tâm hơn thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng một đôi đũa riêng chỉ dùng để gắp thức ăn cho người khác. Một số người cho rằng không nên trở đầu đũa để gắp thức ăn vì đó là phần tay chúng ta cầm nắm, mang nhiều vi khuẩn.

2. Cách bới cơm lịch sự

Nhiều người có cách bới cơm là bới nguyên một lần đầy chén cho nhanh gọn. Tuy nhiên, bạn không nên bới xong cơm bằng một lần bới. Điều này được khuyên dạy là chỉ dành cho việc cúng người đã mất. Ngoài ra, bạn hãy chỉ bới khoảng 2/3 chén cơm thay vì bới cơm quá đầy. Điều này sẽ khiến người khác cảm thấy bất tiện khi muốn gắp thức ăn vào bát, thậm chí một số người sẽ cảm thấy bạn không lịch sự.

Bạn có thể bới cơm bằng khoảng 2 – 3 lần bới sao cho đầy khoảng 2/3 chén cơm. Bạn nên làm một cách từ tốn, hãy chú ý một chút để cơm không bị rơi vung vãi ra ngoài miệng chén.

3. Chú ý tư thế khi ăn

Khi ngồi ăn thì bạn nên chú ý đến tư thế ngồi sao cho chỉnh tề một chút. Bạn cần giữ cho lưng thẳng, đặc biệt là không cúi đầu vào món ăn khi bạn ngồi ăn ở trên ghế. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên rung đùi vì đây được xem là hành động vô lễ. Bạn cũng không nên để tay dưới bàn hoặc chống tay lên bàn mà hãy bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì bạn có thể đặt phần cổ tay trên bàn nhẹ nhàng.

Nếu bạn ăn mâm cơm được dọn ở chiếu thì khi cần gắp đồ ăn, bạn hãy chỉ chuyển động lưng và tay chứ không được nhấc mông lên. Nếu đồ ăn ở xa quá thì bạn nên nhờ người khác gắp hộ đồ ăn một cách lịch sự.

4. Mời người lớn hơn dùng bữa

Việc chờ đợi người khác cùng ngồi vào bàn ăn trước khi đụng đũa là phép lịch sự tối thiểu. Bạn nên thực hiện điều này, không chỉ ở bên ngoài xã hội mà đối với cả những người trong gia đình. Hãy chờ đợi tất cả mọi người ngồi đông đủ rồi mới bắt đầu tiến hành việc ăn uống.

Khi làm khách, bạn không được gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chiêu đãi bữa cơm. Điều này chỉ ngoại trừ trường hợp bạn được đề nghị gắp trước vì nếu không bạn sẽ bị đánh giá là tham ăn và không tôn trọng người khác.

Trước khi cầm chén lên, bạn cần mời người lớn hơn mình dùng bữa theo thứ tự từ trên xuống dưới. Tiếp theo, bạn cũng cần chờ đợi người lớn bắt đầu ăn thì bạn mới nên cầm đũa lên nhé.

5. Quan tâm đến người khác khi ăn

Khi bạn làm khách thì ngay cả việc bạn nên ngồi ở đâu cũng cần tuân theo sự sắp xếp của chủ nhà. Bạn không nên tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi. Nếu bạn là chủ nhà thì không nên để người lớn hơn ngồi gần nồi cơm vì điều đó có nghĩa là họ sẽ liên tục phải xới cơm cho người khác. Ngoài ra, bạn cũng để ý để không ai ngồi quá xa mâm cơm sẽ khiến họ khó khăn trong việc gắp thức ăn.

Nếu bạn nhận thấy bàn ăn có ít thức ăn thì bạn cần chú ý ăn ít lại. Đồng thời, bạn hãy chỉ ăn đúng phần ăn của mình, tránh ăn quá phần của người khác…

6. Cách mời rượu bia người lớn

Nếu như bạn là người nhỏ tuổi hoặc vai vế thấp hơn trong họ hàng thì bạn không được cụng ly ngang hoặc cao hơn vì với nhiều người như vậy là vô lễ. Điều này thường không quá được nhiều người chú trọng, tuy nhiên bạn cẩn thận vẫn tốt hơn. Đặc biệt khi bạn dùng cơm với các gia đình ở miền Bắc thì càng cần chú ý đến những điều này để tránh bất kính với người lớn.

Lưu ý khi rót rượu cho người lớn tuổi hơn thì một tay cầm chai, một tay đặt cạnh cổ tay hoặc cầm chai bằng cả hai tay. Khi bạn chủ động mời ai thì nên nâng ly bằng hai tay để thể hiện sự kính nể, coi trọng người mình mời.

7. Không trò chuyện khi đang nhai

Thói quen trò chuyện khi miệng còn đầy thức ăn là hành vi bất lịch sự và khiến người khác khó nghe rõ được nội dung bạn muốn nói. Do vậy, bạn cần ăn hết cơm rồi hãy nói điều bạn muốn ngay sau đó.

Bạn cũng lưu ý không nói về những vấn đề dễ gây tranh cãi trong giờ ăn cơm như vấn đề chính trị hay tôn giáo vì đây là quan điểm riêng của mỗi người và nếu có tranh luận gay gắt thì bữa ăn sẽ mất ngon.

8. Không sử dụng điện thoại

Ai cũng biết việc sử dụng điện thoại tại bàn ăn là hành vi không được lịch sự chút nào. Bạn nên chú tâm vào bữa ăn và những người cùng ăn chung với bạn. Ngoài ra, bạn cũng không nên để các vật dụng không cần thiết trên bàn ăn để tránh gây phiền hà cho người khác, ví dụ như cái túi xách hay xấp giấy tờ….

Trường hợp bạn thực sự cần phải dùng điện thoại ngay lúc đó, hãy nói lời xin lỗi người cùng bàn và nhờ họ thông cảm. Bạn có thể đi ra ngoài nếu cần nghe điện thoại để tránh làm ồn, gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

9. Tránh các thói quen xấu khi ăn

Có một số tật xấu mà nhiều người dễ mắc phải khi ăn như vô tình có tiếng nhai chóp chép hoặc lôi son môi ra đánh vì nghĩ chỉ đánh một chút, rất nhanh gọn nên không có vấn đề gì. Ngoài ra, đôi khi bạn có thể vì lỡ gắp trúng miếng thịt mình không thích như nhiều mỡ chẳng hạn nên đã bỏ qua miếng đã gắp và gắp lại miếng khác. Tất cả những điều này đều sẽ khiến bạn bị mất điểm trầm trọng khi người khác nhìn vào.

Bạn cần cố gắng để không tạo ra tiếng động khi nhai thức ăn đồng thời tránh lựa chọn thức ăn. Bạn có thể nhìn kỹ trước khi gắp để không bỏ phí món bạn không ăn được.

10. Ngồi lại dù đã ăn xong trước

Nếu bạn ăn xong rồi ngồi dậy liền thì sẽ khiến những người còn ăn cảm thấy ngại ngùng và khó tiếp tục dùng bữa một cách tự nhiên. Vì vậy, bạn cần ngồi lại và vui vẻ thư giãn ngay tại chỗ ngồi. Đây là cách tôn trọng người còn cần sử dụng bữa ăn, đặc biệt là đối với người lớn tuổi hơn bạn.

Để tránh tình trạng ăn xong trước người khác và chờ đợi lâu thì bạn cũng cần ăn chậm lại. Bạn nên để ý đến mọi người xung quanh để có tốc độ ăn phù hợp.

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Kỹ năng ứng phó khó khăn trong cuộc sống

Kỹ năng ứng phó khó khăn trong cuộc sống

1. CAN ĐẢM

Dũng cảm đối mặt, không nhất thiết là nhất định có thể sẽ thay đổi, nhưng nếu không dũng cảm đối mặt, thì cái gì cũng không thay đổi được. Cần phải có can đảm để đối mặt với tất cả các loại khó khăn, bởi không có hoàn cảnh khó khăn nào mà không vượt qua được, cuộc sống chính là nằm trong tay chính mình.

Can đảm giúp bạn có được cuộc sống giàu ý nghĩa và biết sống hết mình. Dũng cảm đối mặt với khó khăn, chính là không đánh mất hy vọng cho ngày mai. Thay đổi người khác, không bằng thay đổi chính mình, với niềm tin thay đổi số phận. Hãy xem mỗi thời khắc đều là giây phút cuối cùng, biến những oán giận thành nỗ lực, hãy vững tin vào ý chí của chính mình cho đến phút cuối cùng.

2. SUY XÉT TÌM RA VẤN ĐỀ

Dũng cảm đối mặt với khó khăn là thái độ cần có của mỗi người, cố gắng tìm ra vấn đề càng là trách nhiệm của người đó. Nhảy ra khỏi mô thức tư duy cũ vốn chỉ lấy bản thân mình làm trung tâm, xem xét vấn đề từ góc độ quan điểm của người khác, điều này giúp bản thân có thể có được những thu hoạch bất ngờ.

Bạn phải thực sự nắm bắt được cốt lõi của từng vấn đề, tìm thấy những điều quan trọng nhất đối với bạn, phân đoạn công việc, đồng thời phân bổ thời gian thích hợp, trước hết hãy hoàn thành những việc quan trọng nhất, thành công sẽ gần trong gang tấc. Khó khăn không phải là một vấn đề, chỉ khi bạn không thể tìm ra vấn đề để khắc phục thì nó mới trở thành vấn đề.

3. CHẤP NHẬN NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CUỘC SỐNG

Đừng ngại khó khăn mà hãy xem những khó khăn kia là chuyện như cơm bữa, chỉ sợ bạn không có dũng khí để đối mặt và chấp nhận thử thách. Can đảm chấp nhận những thách thức mà mình không biết là một trong những cách để bản thân được mau chóng trưởng thành.

Đừng sợ những điều bạn chưa biết, bởi chẳng ai biết tất cả, chỉ khi vượt qua bạn mới có thể quay đầu nhìn lại và thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều.Cuộc đời không có những thử thách sẽ chẳng giúp bạn thay đổi được chính mình.

4. suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tích cực để đối mặt với những khó khăn mà mình gặp phải. Bạn có thể đau buồn, nhưng bạn phải biết đau buồn vốn không thể thay đổi bất cứ điều gì. Bạn có thể lựa chọn tiêu cực, nhưng bạn nên biết nếu bạn không cố gắng, thì bất cứ người nào cũng không tài nào giúp đỡ được bạn.

Suy nghĩ tích cực tạo thành cuộc sống tích cực, suy nghĩ tiêu cực sẽ tạo thành chướng ngại cho cuộc đời. Tại nơi làm việc, đụng phải hoàn cảnh bất công, được giao nhiệm vụ khó khăn, gặp những khách hàng mà mình không thích, tất cả đều không thể tránh khỏi, mỗi sự việc đều có cả hai mặt, chọn cách để nhìn thấy mặt tốt của nó, thì có thể có một cuộc sống tích cực.

5. DÁM THAY ĐỔI

Thay đổi là điều rất khó khăn! Bởi vì sự thay đổi có nghĩa là những thứ quen thuộc đã trở thành xa lạ. Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy thoải mái với hoàn cảnh trước mắt mà không dám thử nghiệm những sự việc mà mình không biết.

Nhưng chỉ khi bạn dám nhảy ra khỏi phạm vi thoải mái của bản thân, can đảm để trải nghiệm, bạn sẽ biết được những gì xảy ra sau đó. Đôi khi, chỉ có thay đổi chính mình, chúng ta có thể thay đổi số phận của bản thân.Cuộc đời của mình sẽ đi về nơi nào, nên do bản thân mình quyết định. Khi chúng ta rơi vào thời điểm khó khăn, thường sẽ ôm giữ cảm giác bi quan và chán nản đối với tương lai, nhưng nếu chúng ta có thể thay đổi một chút tâm thái đối ứng, xem khó khăn là ánh bình mình trước khi đến cửa hy vọng.

Cuối cùng, luôn có kết quả tốt đẹp không thể ngờ đến đang chờ đón. Một người có lẽ không thể thay đổi thế giới. Tuy nhiên, miễn là bạn sẵn sàng để chấp nhận thay đổi, bình thản đối diện với cuộc đời, bất kể những thất bại và hoàn cảnh khó khăn ập đến như thế nào, bạn nhất định sẽ có thể có một cuộc sống tuyệt vời hơn.

6. CỐ GẮNG VƯƠN LÊN

Những tháng ngày hạnh phúc vui vẻ cần chính bản thân cố gắng giành lấy. Người khác vốn không thể cho bạn những điều này, bạn phải dành nhiều thời gian cố gắng để có được. Một người tràn đầy sự tự tin, tiến đến ước mơ của mình, và phấn đấu để sống cuộc sống mà bạn muốn, bạn sẽ có được thành công mà mình không ngờ đến, những cố gắng cuối cùng sẽ được đền đáp. Miễn là chịu cố gắng học hỏi, làm việc chăm chỉ, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, cuối cùng sẽ có thể để có được những thành quả của thành công, vượt ra khỏi mảnh đất chật hẹp vốn thuộc về mình.

7. KIÊN TRÌ ĐẾN GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG

Đối mặt với sự nhạo báng của những người khác, chỉ cần lặng lẽ kiên trì đến giây phút cuối cùng, những gì đổi lại chính là sự ngưỡng mộ của họ.

Kiên trì, chính là một loại niềm tin kiên cường không chịu thua, hay một loại tinh thần mạnh mẽ và vững chắc. Kiên định mà không do dự, bền chí mà không thỏa hiệp, vững tâm mà không khuất phục. Những người thành công tìm kiếm cơ hội trong một môi trường đầy khó khăn, những kẻ thất bại chỉ nhìn thấy các loại khó khăn trong một môi trường đầy cơ hội.

 Nhiều người khi đối mặt với khó khăn cố gắng ôm giữ tâm lý chạy trốn, nhưng thực tế là không ai có thể thoát khỏi những khó khăn. Lựa chọn dũng cảm đối mặt với khó khăn mới thật sự là có trách nhiệm đối với cuộc đời của bản thân mình.

Bài học về sự kiên trì mà bất kỳ ai cũng phải ghi nhớ trong đời ...

Kỹ năng hợp tác

Kỹ năng hợp tác

1. Hợp tác là gì?

Hợp tác là khả năng học tập, làm việc, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong một tập thể. Các thành viên cùng thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra và hướng đến mục tiêu chung, tạo nên sức mạnh và động lực làm việc cho từng cá nhân, từ đó, thắt chặt mối quan hệ với nhau. Bên cạnh đó, mỗi người có thể trau dồi kinh nghiệm và hạn chế những thiếu sót qua lời góp ý của các thành viên trong nhóm và trở nên hoàn thiện hơn.

2. Các phương pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác

Điều quan trọng khi hợp tác là cả nhóm cần nhận thức mục tiêu chung và cam kết phấn đấu thay vì chỉ chú trọng quan điểm của từng cá nhân. Mặc khác, sự kỳ vọng rõ ràng về kết quả công việc sẽ giúp các thành viên giữ vững tinh thần trách nhiệm và phát huy hết khả năng của họ.

  • Lắng nghe người khác

Trong 1 số trường hợp, các thành viên có thể gặp thiếu sót khi đưa ra ý kiến. Vì vậy, bạn cần tôn trọng và lắng nghe khi họ trình bày và chia sẻ. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra những sai sót và đưa ra các góp ý cần thiết. Điều này sẽ giúp những ý tưởng trong công việc được hoàn thiện và nhóm phát triển hơn.

Ngoài ra, thái độ nghiêm túc sẽ giúp người đối diện biết rằng bạn đang thật sự lắng nghe họ. Đây cũng là cách giúp các thành viên trong nhóm có được sự tin tưởng lẫn nhau để thực hiện các nhiệm vụ tốt hơn.

  • Trợ giúp lẫn nhau

Bạn không nên nghĩ đến lợi ích cá nhân mà nên vì kết quả chung của toàn nhóm. Các thành viên cần phải hỗ trợ và sẵn sàng chia sẻ công việc với nhau nếu đồng đội gặp khó khăn. Điều này sẽ giúp tạo nên sự gắn bó và động lực thúc đẩy sự tiến bộ của tất cả mọi người và rút ngắn thời gian hoàn thành công việc nhóm.

  • Tinh thần trách nhiệm

Trong quá trình hợp tác, tinh thần trách nhiệm với công việc và nhóm cần đặt lên hàng đầu.

Khác với công việc cá nhân, nếu kết quả không như mong đợi thì cả nhóm sẽ phải cùng nhau gánh chịu trách nhiệm. Bởi vì, nếu bạn lơ là thiếu tập trung hay đổ trách nhiệm cho những người khác thì sẽ dẫn tới việc nhiệm vụ không hoàn thành đúng thời hạn. Lúc này, không chỉ riêng bạn mà cả tập thể sẽ phải gánh hậu quả. Khi đó, tất cả công sức của cả nhóm sẽ trở nên vô nghĩa chỉ vì bạn không có tinh thần trách nhiệm tập thể.

  • Kiềm chế cảm xúc

Trong quá trình làm việc nhóm, xảy ra mâu thuẫn là việc khó tránh khỏi bởi sự bất đồng quan điểm giữa các thành viên. Nếu cảm xúc của bạn vượt quá giới hạn cho phép thì dễ dẫn đến việc mất đoàn kết trong nội bộ và hiệu quả công việc bị giảm sút. Do vậy, bạn cần biết kiểm soát bản thân, tôn trọng năng lực, quan điểm và hành động của các thành viên khác để tạo nên sự đồng thuận, giảm thiểu xung đột và nâng cao năng suất công việc.

  • Tiếp thu ý kiến từ người khác

Thực tế, nhiều người thường có khuynh hướng cho rằng quan điểmcủa cá nhân là tốt nhất và khó lòng chấp nhận ý kiến của bất kỳ ai. Điều này là sai lầm, bởi vì thông qua ý kiến của người khác bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra nhiều khía cạnh của vấn đề. Vì vậy, bạn cần phải tôn trọng và tiếp thu ý kiến của các thành viên trong nhóm, trân trọng những đóng góp của người khác để bản thân ngày một hoàn thiện hơn.